Câu chuyện thứ phiên dịch nhất: Những hạt gạo nhỏ bé
Ngày xưa, có một vị vua ở Ấn Độ là người mê chơi cờ và cũng chơi khá giỏi. Để thỏa mãn lòng tự tôn của mình, ông ta thường có thói quen thách đấu những người thông minh chơi cờ với mình. Một ngày nọ, có một nhà thông thái tới kinh thành dạo chơi, và cũng bị vị vua này thách đấu.
Chẳng ngờ, nhà thông thái này không những là một người thông minh mà còn là một cao thủ chơi cờ và đã vui vẻ chấp nhận lời thách đấu của nhà vua.
Thế nhưng, nhà vua thì không biết điều đó, nghĩ rằng đối thủ của mình hẳn là kẻ tay ngang, nếu chơi cờ cho vui thôi, chẳng được gì thì có lẽ anh ta sẽ không có hứng thú. Vì thế, nhà vua nói rằng mình sẽ trao tặng bất kỳ phần thưởng gì mà nhà thông thái muốn nếu anh ta chiến thắng.
Nhà vua không ngờ mình đã thách đấu một cao thủ chơi cờ. (Ảnh minh họa)
Nghe thấy thế, nhà thông thái chỉ khiêm tốn nói rằng mình muốn được cho vài hạt gạo theo cách thức sau: Ở ô thứ nhất của bàn cờ sẽ là 1 hạt gạo và cứ mỗi 1 ô tiếp theo thì số gạo sẽ nhân lên gấp đôi. Nhà vua vô cùng ngạc nhiên, cho rằng anh ta đúng là kẻ ngốc, có lẽ cùng lắm anh ta sẽ chỉ được một bao gạo mà thôi, và đồng ý ngay tắp lự.
Sau khi thua ván cờ, nhà vua - vốn là một người giữ lời hứa, bèn bảo binh lính mang đến một bao gạo và làm đúng như giao kèo: ô đầu tiên của bàn cờ là 1 hạt, ô thứ 2 là 2 hạt, ô thứ 3 là 4 hạt, ô thứ 4 là 8 hạt, v.v...
Tuy nhiên, chẳng bao lâu đó, nhà vua nhận ra rằng mình đã rơi vào cái bẫy của nhà thông thái, và ông không thể thực hiện được lời hứa của mình, vì mới đến ô vuông thứ 20 mà nhà vua đã phải đặt vào đó 1.000.000 hạt gạo - một chuyện không tưởng.
Đến ô vuông thứ 40, nhà vua sẽ phải đặt vào đó 1.000.000.000 hạt gạo. Và cuối cùng, đến ô vuông thứ 64, nhà vua sẽ phải đặt vào đó 18.000.000.000.000.000.000 hạt gạo, tương đương khoảng 210 tỷ tấn gạo. Nếu dùng một con số khác để hình dung cho dễ hiểu, thì số gạo này sẽ đủ để phủ kín lãnh thổ Ấn Độ với độ dày là 1 mét.
Đến lúc đó, nhà thông thái nói với nhà vua rằng, ông ta không cần phải trả nợ ngay lập tức, nhưng có thể làm việc đó từ từ. Và từ đó trở đi, nhà thông thái đã trở thành người giàu có nhất đất nước này, và nhà vua chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, còn tất cả của cải đều đã thuộc về đối thủ chơi cờ thông minh nhất của ông.
Lời bàn: Tri thức là một trong những cách đầu tư tuyệt vời nhất và đem đến lợi ích lớn nhất cho chúng ta, do đó phải luôn biết bồi dưỡng tri thức để có một cuộc sống tốt đẹp như ta mong muốn.
Ngoài ra, câu chuyện cũng là một sự nhắc nhở khéo léo cho những người CÓ CHÚT TÀI NĂNG ĐÃ TỎ RA TỰ MÃN, thích thách thức người khác.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, hãy coi chừng, vì có ngày chính bạn có thể sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho sự huênh hoang này.
Câu chuyện thứ hai: Con gái và câu đố hóc búa của người cha
Một ngày kia, một người cha phải đem rất nhiều việc từ chỗ làm về nhà. Sau khi chuẩn bị bữa tối và ăn cùng gia đình, anh lại phải ngồi vào bàn làm việc tiếp. Thế nhưng, cô con gái nhỏ vốn rất yêu quý bố cứ quấn lấy anh, muốn anh chơi cùng cô bé.
(Ảnh minh họa)
Vì thế, ông bố đành nghĩ ra một cách để giữ cho cô bé bận rộn và không làm phiền mình nữa. Anh ta lấy một trang có in hình bản đồ thế giới từ một quyển tạp chí, sau đó xé thành nhiều mảnh và bảo cô bé hãy đi về phòng của mình, xếp lại thành một tấm bản đồ hoàn chỉnh như lúc ban đầu. Vì cô bé còn rất ít tuổi nên ông bố nghĩ hẳn đây sẽ là một nhiệm vụ khó nhằn, chắc phải mất vài tiếng mới có thể hoàn thành.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, người cha hết sức ngạc nhiên khi thấy cô con gái bé nhỏ của mình đã chạy ùa vào phòng với nụ cười trên môi. Anh ta hỏi con gái làm sao có thể giải câu đố hóc búa như vậy.
"Cha ơi, mặt sau của tờ tạp chí là khuôn mặt của một cô gái mà. Con chỉ cần xếp lại khuôn mặt ấy là được thôi", cô bé trả lời một cách ngây thơ, nhưng cũng vô cùng thuyết phục.
Cảm thấy đầy tự hào về sự thông minh của con gái, ông bố đã cười lớn, bế bổng con gái lên và quyết định sẽ dành một chút thời gian để chơi cùng cô bé.
Lời bàn: Trẻ con không giống người lớn. Chúng có óc phân tích vô cùng đặc biệt, vì chúng nhìn cuộc sống theo một lăng kính khác, TRONG SÁNG, ĐƠN GIẢN VÀ NGÂY THƠ.
Chính vì thế, có những vấn đề mà chúng ta cho là to tát, hóc búa thì với những đứa trẻ, có thể chỉ là chuyện rất đơn giản.
Đừng bao giờ đánh giá thấp tư duy của trẻ, và hãy bồi dưỡng nó, bằng cách chia sẻ thế giới quan với chúng, dành thời gian cho chúng, để chúng ta luôn có những đứa trẻ tuyệt vời và hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét